Trị vì Takelot_III

Takelot III được chứng thực qua nhiều di tích: một tấm bia tại Gurob đã gọi Takelot là "Nhà tiên tri của Amun, Tổng chỉ huy Takelot"; một khối gạch tại Herakleopolis lại gọi ông là "Thủ lĩnh của thành Pi-Sekhemkheperre" và có ghi tên của mẹ ông, Tentsai; "Văn khắc mực nước sông Nin" số 4 (đánh dấu năm thứ 6) và số 13[1].

Một phù điêu trên mái đền thờ Khonsu có ghi lại năm thứ 7 của ông, trước đây được cho là năm trị vì dài nhất của Takelot. Tuy nhiên vào tháng 2 năm 2005, các nhà khảo cổ đến từ đại học Columbia đã phát hiện một tấm bia đánh dấu năm thứ 13 của nhà vua trong tàn tích của một ngôi đền tại ốc đảo Dakhla[1][6]. Một tấm bia nhỏ hơn cũng được tìm thấy tại đây có đánh dấu năm thứ 24 của vua người Nubia Piye[7]. Điều này có nghĩa là Takelot III và Piye đã gần như cai trị cùng thời với nhau.

Không rõ nơi chôn cất của Takelot III, nhưng một số bình đựng nội tạng tại Leiden được cho là của nhà vua[3]. Tuy có nhiều hoàng tử, nhưng không ai trong số họ lại kế vị Takelot, mà lại là em ruột của ông, Rudamun. Vì thế, có thể suy đoán rằng, tất cả họ đã qua đời trước cha mình[8].

Liên quan